Những Con Phố Đẹp Nhất Ở Paris Nước Pháp
25 Tháng Ba, 2024
Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Visa Schengen
27 Tháng Ba, 2024

Có Nên Du Học Nước Pháp Ngành Nha Khoa

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo tiếng pháp, tư vấn du học Phápdu học Canada và định cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Tiếng pháp cơ bản
Tiếng pháp giao tiếp
Học tiếng pháp miễn phí
Luyện thi chứng chỉ TEF, TCF, DELF, DALF
Học tiếng Pháp thiếu nhi, độ tuổi từ 7 – 12 tuổi, với khóa đào tạo song ngữ Anh Pháp, hoặc khóa kết hợp Việt Pháp, giúp bé dạn dĩ giao tiếp trong môi trường quốc tế

Là cái nôi của ngành Y thế giới, không quá bất ngờ khi ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn Pháp để hiện thực hóa ước mơ làm việc trong ngành Y tế. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng Cap France tìm hiểu về du học ngành Nha khoa tại Pháp nhé!

 

NỘI DUNG CHÍNH

  • Giới thiệu chung về ngành Nha khoa
  • Quy trình học đối với ngành Nha khoa
  • Giai đoạn 1: dự tuyển PASS và LA.S (3 năm)
  • Giai đoạn 2: Ngoại trú (2 năm)
  • Giai đoạn 3: Nội trú nha khoa

 

  1. Giới thiệu chung về ngành Nha khoa

Nha khoa là chuyên ngành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến răng miệng. Việc thực hành nha khoa hiện đại được bắt nguồn từ bác sĩ người Pháp Pierre Fauchard, cha đẻ của những đầu sách nghiên cứu về phương pháp lắp răng nhân tạo và công nghệ mài răng bằng máy khoan như “Bác sĩ phẫu thuật nha khoa”, “Chuyên luận về răng”.

 

  1. Quy trình học đối với ngành Nha khoa

Được tích hợp vào hệ thống đào tạo LMD của Châu Âu, việc giảng dạy ngành Nha khoa của Pháp được chia thành 3 giai đoạn, kéo dài trong 6 năm. Để trở thành một bác sĩ phẫu thuật nha khoa, phải mất 6 năm học đại học. Vị trí bác sĩ chuyên khoa phải mất 9-10 năm. Sau quá trình đào tạo, sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp quốc gia (DE- Diplôme d’Etat) để bắt đầu làm việc.

 

  1. Giai đoạn 1: dự tuyển PASS và LA.S (3 năm)

Kiến thức cơ bản về việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh về răng, hàm, miệng: giải phẫu răng, đầu và cổ, cấu trúc và các bệnh lý nhiễm trùng của răng, tái tạo và thay thế răng và sinh lý của khoang miệng.

Kiến thức chung về vệ sinh về phòng ngừa hoặc hình ảnh y học.

Thực hành về mô phỏng nhằm phát triển tay nghề và rèn luyện kỹ năng chăm sóc răng miệng, phương pháp thay lắp răng giả.

 

3.1. Năm 1: PASS (Parcours accès santé) và L.AS (Licence accès santé)

– PASS (Parcours accès santé) – Năm nhất Hệ cử nhân (Licence MMOP).

Gồm 4 chuyên ngành: y học, phẫu thuật nha khoa, dược và sản (nữ hộ sinh). Có 4 bài thi lên cấp khác nhau tương ứng với 4 chuyên ngành, và sinh viên sẽ phải vượt qua kỳ thi chuyên ngành mình mong muốn để được quyền theo học tiếp năm 2.

– L.AS (Licence accès santé) – Chương trình cử nhân cho phép theo học các ngành về sức khỏe.

Sinh viên sẽ được giảng dạy lồng ghép các môn học cho phép theo học các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực y khoa sức khỏe.

Sinh viên có thể nộp đơn ứng tuyển theo học tiếp vào năm 2 hoặc năm 3 của giai đoạn 1 về các ngành y học / dược phẩm / nha khoa / sản khoa. Điều kiện hoàn thiện ít nhất 60 – 120 tín chỉ theo hệ thống Châu  u, trong đó có 10 tín chỉ ECTS về các môn thuộc y khoa. Sinh viên được tuyển chọn lên năm 2 dựa trên kết quả học tập năm tại năm PASS hoặc L.AS và có thêm bài kiểm tra miệng.

 

3.2. Năm 2: Giai đoạn đào tạo Nha khoa (DFGSO2)

Chương trình đào tạo gồm: lý thuyết, thực hành về mô phỏng trên vật mẫu để cảm nhận hành vi trước khi thực hiện trên bệnh nhân.

Bắt đầu từ năm 2 và các năm học tiếp theo, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc trực tiếp với bệnh nhân thông qua kỳ thực tập điều dưỡng khoảng 4 tuần. Sinh viên được tìm hiểu về các kỹ thuật chăm sóc và sơ cứu. Ngoài ra, sinh viên cũng được khám phá cách làm việc của một đội ngũ y tế với vai trò là quan sát viên.

 

3.3. Năm 3: Diplôme de Formation Générale en Sciences Odontologiques – DFGSO3

Tiếp tục nghiên cứu các môn học về Giải phẫu và sinh lý học đại cương, X quang lâm sàng, dược lý, các bệnh viêm và truyền nhiễm – các bệnh nha chu, chức năng tiêu hóa, sinh lý bệnh răng mặt. Để theo học ngành Nha khoa tại Pháp, học sinh phổ thông trung học có thể dự tuyển vào L.AS (Cử nhân với định hướng « Accès santé » hoặc PASS (lộ trình đặc biệt « Accès santé » bằng một chuyên ngành khác).

– L.AS: Trường hợp sinh viên hoàn thành Năm thứ nhất Cử nhân (L1), có thể dự tuyển vào chuyên ngành Y Dược mà mình mong muốn (sản phụ khoa, y khoa, nha khoa, dược). Nếu sinh viên không được nhận vào các chuyên ngành này thì có thể theo học tiếp Năm thứ hai Cử nhân (L2) và có thể dự tuyển lại Y – Dược ít nhất sau một năm.

– PASS: Trường hợp sinh viên hoàn thành Năm thứ nhất, có thể dự tuyển vào các chuyên ngành Y – Dược mong muốn (sản phụ khoa, y khoa, nha khoa, dược). Nếu không hoàn thành thì có thể theo học tiếp Năm thứ hai Cử nhân (L2) phù hợp với lựa chọn của mình, và cũng có thể dự tuyển lại vào Y – Dược ít nhất sau một năm học.

Sau năm thứ 3, sinh viên đạt trình độ tương đương Cử nhân đại học (Licence).

 

  1. Giai đoạn 2: Ngoại trú (2 năm)

4.1. Năm 4: Diplôme de Formation Approfondie en Sciences Odontologiques 1- DFASO 1

Bắt đầu từ năm 4 sinh viên theo học Nha khoa sẽ được xem là sinh viên ngoại trú. Các bài học cơ bản sẽ được đào sâu và bổ sung bởi các môn học khác như sức khỏe cộng đồng nha khoa, nha khoa hợp pháp và gây mê. Sinh viên chuyên ngành Bác sĩ nha khoa sẽ được thực hành để chuyển kiến thức học thuật trở thành các kỹ năng chuyên nghiệp bằng cách sơ cứu bệnh nhân trong điều kiện thực tế. Các bài thực hành về mô phỏng cho phép sinh viên làm quen với các dụng cụ chỉnh nha cũng như các bước của một cuộc phẫu thuật,…

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được thực hiện nhiều đợt thực tập, thực hành tại các phòng khám nha hoặc các chuyên khoa nha khoa khác trong bệnh viện đối tác của trường

 

4.2. Năm 5: DFASO 2

Sinh viên tốt nghiệp năm 5 sẽ được cấp Giấy chứng nhận về tổng hợp lâm sàng và điều trị (CSCT – Certificat de synthèse clinique et thérapeutique). Ngoài ra, sinh viên sẽ nhận được Văn bằng đào tạo nâng cao về khoa học nha khoa (DFASO – Diplôme de Formation Approfondie en Sciences Odontologiques), tương đương với bậc Thạc sĩ. Sau khóa học này, sinh viên được phép kê đơn thuốc và các sản phẩm về sức khỏe, được thực hành phẫu thuật nha khoa, cộng tác viên với một số bác sĩ trong khóa sinh viên trợ lý.

Kết thúc năm thứ 5, sinh viên sẽ có chứng chỉ đào tạo chuyên sâu về nha khoa, tương đương trình độ Thạc sĩ.

Sau năm thứ 5, sinh viên có thể theo học 1 năm ngoại trú chuyên khoa để đi làm nha sĩ, hoặc học thêm 3-4 năm nội trú để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nha khoa như nhổ răng, niềng, xử lý răng,…

 

  1. Giai đoạn 3: nội trú nha khoa

Vào cuối năm 5, tùy thuộc kế hoạch nghề nghiệp và chủ yếu kết quả học đạt được, sinh viên nha khoa có thể lựa chọn một trong 2 định hướng:

5.1. Theo học giai đoạn ngắn (năm học DFTCC)

Được lựa chọn bởi gần 90% sinh viên tốt nghiệp năm 5. Chương trình diễn ra trong 1 năm (gọi là năm học DFTCC). Năm học này cho phép sinh viên tiếp cận toàn diện với bệnh nhân và chuẩn bị cho việc thực hành khám chữa bệnh độc lập.

Khi kết thúc khóa đào tạo, sinh viên phải đăng ký một năm làm luận án thực hành (thèse d’exercice) và tiến hành bảo vệ luận án trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến cuối tháng 10 năm sau. Sau khi hoàn thành bảo vệ luận án, sinh viên sẽ nhận được Chứng chỉ nhà nước Bác sĩ phẫu thuật nha khoa (Diplôme d’État de Docteur en Chirurgie dentaire – DE)

 

5.2. Nội trú nha khoa

Chương trình học về một chuyên ngành trong nha khoa sẽ kéo dài 3 hoặc 4 năm. Trong thời gian đó, sinh viên nội trú tiếp tục được đào tạo song song với việc hoạt động chuyên môn tại bệnh viện. Họ sẽ nhận được mức lương tối thiểu 1600 euro và sẽ được tăng lên tiếp sau đó.

3 chuyên ngành có thể lựa chọn theo học sau khi vượt qua kỳ thi tuyển sinh nội trú nha khoa quốc gia bao gồm:

– Chỉnh nha (orrthopédie dento-faciale): Điều chỉnh các sai lệch chức năng răng hàm mặt và trình trạng xô lệch răng. Các khóa học lý thuyết được tổ chức thành các hội thảo quốc gia và 6 học kỳ về thực tập lâm sàng (tương đương 3 năm).

– Phẫu thuật miệng (chirurgie orale): Thực hiện các hoạt động phẫu thuật nặng liên quan đến các bệnh về hàm, mặt, miệng và răng, với sự bồi dưỡng về y học, các khóa học lý thuyết được đưa ra dưới dạng hội thảo quốc gia và tám học kỳ thực tập lâm sàng (tương đương 4 năm).

– Bệnh răng miệng (medicine bucco-dentaire): Chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ và những bệnh nhân gặp một hoặc nhiều bệnh lý nghiêm trọng, chẩn đoán các bệnh lý về răng miệng và xử lý hậu quả của các bệnh lý nói chung về răng hàm mặt. Các khóa học lý thuyết được tổ chức dưới dạng hội thảo quốc gia và 6 học kỳ thực tập lâm sàng (tương đương 3 năm).

Kết thúc chương trình học, bên cạnh bằng DE, thực tập sinh sẽ nhận Bằng quốc gia Bác sĩ về Phẫu thuật nha khoa chuyên ngành (DES). Bằng được cấp sau khi hoàn thành chương trình nội trú và bảo vệ luận án Văn bằng nghiên cứu chuyên ngành.

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 – B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA

 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169

 

Tags: du hoc phap nganh nha khoahoc tieng phaphoc tieng phap mien phitieng phap co bandu hoc phapdich vu du hoc phap va canadadao tao tieng phapdich vu xin dinh cu canadatieng phap giao tiepdu hoc canadadinh cu canada

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *